Viêm phế quản cấp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí.
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh xuất hiện. Nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe, bạn có thể mắc phải một số bệnh, đặc biệt là các bệnh về viêm phế quản cấp.
Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp thường gặp, là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng người lớn cũng có khả năng mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp
Một số nguyên nhân thuận lợi khiến cho nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp cao hơn có thể kể đến: Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột; Cơ thể suy mòn, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch; Ứ đọng phổi do suy tim; Các bệnh của phổi như lao phổi và ung thư phổi. Trong đó, môi trường sống ẩm thấp, nhiều khói bụi là yếu tố nguy cơ đáng kể.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm phế quản là virut, vi khuẩn trong đó các virut thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm: influenza A và B, parainfluenza, corona virut (type 1-3), rhino virut, virut hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virut) và metapneumo virut ở người.
Một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm phế quản như: Hít phải hơi độc như khói thuốc lá, chlore, amoniac, dung môi công nghiệp…
Những triệu chứng, dấu hiệu của viêm phế quản cấp
Những biểu hiện dễ nhận biết về viêm phế quản cấp có thể kể đến như bệnh thường xuất hiện sau đợt cúm, người bệnh bị sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi,…
Tiếp đó, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn ho tăng dần, thậm chí có người còn ho ra đờm màu trắng, xanh đục như mủ…
Một số người bị viêm phế quản còn có thể bị khó thở, sốt hay thậm chí là đau ngực, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm mà kèm theo chỉ cần một trong các biểu hiện như: bệnh kéo dài quá 5 ngày, có thêm biểu hiện sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều…, cần đến khám bác sĩ ngay.
Cách phòng, chữa viêm phế quản hiệu quả
Để hạn chế viêm phế quản cấp, cần vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
Tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65.
Với viêm phế quản, không được lạm dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ hay tự ý mua thuốc. Bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị triệt để.
Phòng khám Tai Mũi Họng PGS. Trần Anh là nơi tụ họp của các bác sĩ giỏi chuyên môn và tâm huyết với nghề với nhiều năm kinh nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám.
——————————-
🏥 PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG PGS TRẦN ANH
⏰ Giờ làm việc:
👉 Thứ 2- thứ 6: 16h30 – 20h00
👉 Thứ 7 – Chủ Nhật: Sáng: 8h30-11h00 | Chiều: 14h30 – 20h00
➡ Địa chỉ: số 75 ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội
☎ Đặt lịch và Chăm sóc khách hàng: 0383309896 – 0394946316
👨⚕️ Để nghe tư vấn về các bệnh lý Tai Mũi Họng và phương pháp điều trị: PGS.TS.BS Phạm Trần Anh : 0913526370 – 0988362616
🪩 https://taimuihonghanoi.vn/