Đóng

Tin tức

Mùa tựu trường – cảnh báo các bệnh lý tai mũi họng dễ gặp phải

Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp khi vào năm học mới

– Viêm amidan

Đau họng, khó nuốt, số thậm chí khó thở… là những triệu chứng điển hình của viêm amidan. Bệnh thường xảy ra ở người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, tình trạng bệnh, số lần tái phát và những ảnh hưởng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan.

– Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý viêm nhiễm niêm mạc bên trong xoang mũi, dễ gây tắc nghẽn ở lỗ thông xoang. Viêm xoang cấp nếu không được điều trị sớm có thể chuyển sang mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu xử trí không tốt viêm xoang cấp dễ khiến người bệnh gặp phải các nguy cơ viêm xoang mạn tái phát và nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm họng mạn tính, viêm phế quản mạn, viêm màng não, áp xe não…

– Viêm mũi dị ứng

Độ ẩm cao, đặc trưng của mỗi dịp hè về là môi trường lý tưởng giúp cho nấm mốc sinh sôi, phát triển gây dị ứng. Ở một số người bệnh, nhiệt độ tăng cao cũng là tác nhân gây viêm mũi dị ứng.

Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây nên nhiều khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc của người bệnh.

– Viêm tai giữa

Liên quan mật thiết đến các bệnh lý mũi họng như sổ mũi, viêm mũi, viêm họng,… viêm tai giữa là bệnh lý khá phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 4 tuổi. Bệnh có thể gây biến chứng viêm tai xương chũm, viêm màng não, áp xe não rất nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh lí tai mũi họng nếu không xử trí và phòng tránh bệnh đúng cách, các bệnh lý tai mũi họng sẽ gây nên nhiều phiền toái trong sinh hoạt thậm chí gây nên nhiều nguy cơ sức khỏe.

Cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau để con có sức khoẻ tốt bước vào năm học mới

Chú ý đồng hồ sinh học: ngày nghỉ cũng không nên cho trẻ ngủ muộn, giấc ngủ trưa dài khiến trẻ mệt mỏi. Cho bé đi ngủ sớm hơn vào buổi tối, ngủ đủ giấc và hạn chế vận động mạnh 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ vì chúng trì hoãn cơn buồn ngủ. Bữa sáng nên cho trẻ ăn no ở nhà để tránh ăn quà vặt ngoài đường. Ngày nắng nóng thì nấu những chất mát (bổ âm) giải nhiệt như chè đậu đen, bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: giúp trẻ tăng sức đề kháng sẽ hạn chế được ốm đau. Bí kíp giúp trẻ đề kháng tốt là bổ sung dinh dưỡng, uống nước đủ (khoảng 8 ly/ngày), tập thể dục thể thao…

Chú ý dinh dưỡng: Nên cho trẻ ăn nhiều cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh, trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh… để bổ sung vitamin C ngừa cảm cúm, tăng sức đề kháng, đẩy các chất có hại ra ngoài, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Chất kẽm là khắc tinh của virus, ăn nhiều trong thịt nạc, hàu, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng… sẽ tăng sức đề kháng. Bổ sung caroten có trong dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi… Bổ sung vitamin E có trong dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…

Khi trẻ bị ốm, sốt cơ thể thiếu vitamin A, giảm khả năng kháng virus, vi khuẩn, chức năng bảo vệ đường hô hấp yếu đi… với biểu hiện thường gặp nhất là sốt.

Trong quá trình chăm sóc trẻ nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Phòng khám Tai Mũi Họng PGS. Trần Anh là nơi tụ họp của các bác sĩ giỏi chuyên môn và tâm huyết với nghề với nhiều năm kinh nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám.

——————————-
🏥 PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG PGS TRẦN ANH
⏰ Giờ làm việc:
👉 Thứ 2- thứ 6: 16h30 – 20h00
👉 Thứ 7 – Chủ Nhật: Sáng: 8h30-11h00 | Chiều: 14h30 – 20h00
➡ Địa chỉ: số 75 ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội
☎ Đặt lịch và Chăm sóc khách hàng: 0383309896 – 0394946316
👨‍⚕️ Để nghe tư vấn về các bệnh lý Tai Mũi Họng và phương pháp điều trị: PGS.TS.BS Phạm Trần Anh : 0913526370 – 0988362616
🪩 https://taimuihonghanoi.vn/