Đóng

Tin tức

Các bệnh viêm đường hô hấp trên – Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh

Viêm hô hấp trên là bệnh lý viêm nhiễm ở các cơ quan thuộc hệ thống hô hấp trên (xoang, thanh quản, họng, hầu). Đây là những cơ quan có công dụng lấy khí oxy từ môi trường bên ngoài, sưởi ấm, làm ấm cơ thể và thanh lọc khí trước khi vận chuyển đến phổi. Đường hô hấp xuất phát từ cửa mũi trước nên bộ phận này đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường có điều kiện bất lợi, bao gồm nấm mốc, vi khuẩn… chính vì vậy rất dễ bị bệnh.

Các bệnh do viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa hanh khô, mùa lạnh và thường tái phát nhiều lần. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém… là những đối tượng dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên.

TS BS Tạ Minh Tiến đang thăm khám cho bệnh nhân.

Đối với viêm đường hô hấp trên, mỗi năm bệnh có thể tái phát nhiều lần, người trưởng thành có thể mắc bệnh từ 2 – 4 lần trong năm và khoảng 10 lần/ năm đối với trẻ em. Bệnh nhân có thể mắc phải những biến chứng nguy hiểm nếu không thực hiện chữa bệnh kịp thời và đúng, nhất là trẻ nhỏ có nguy cơ bị viêm phế quản, viêm phổi dẫn đến hô hấp suy yếu.

1. Nguyên nhân gây viêm hô hấp trên

Vi khuẩn, vi rút, khí độc, bụi bẩn, nấm mốc,… là tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Tụ cầu, liên cầu, phế cầu khuẩn, Bordetella,… là những tác nhân phổ biến gây ra bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, hầu hết các trường hợp bị viêm đường hô hấp trên đều xuất phát từ việc nhiễm virus như virus hợp bào hô hấp, virus sởi, cúm, hoặc các loại nấm,…

Thông qua những giọt bắn hô hấp trong không khí khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc nói chuyện gần, vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác. Bên cạnh đó, nếu tiếp xúc với những bề mặt có chứa vi khuẩn hoặc virus gây bệnh rồi chạm lên miệng, mũi, mắt cũng dễ đến nhiễm bệnh.

Một vài nguyên nhân khác khiến chúng ta dễ bị bệnh hơn bởi làm tăng sự lây nhiễm hay tác động đến hệ thống miễn dịch, gồm: 

  • Khoang mũi hay đường dẫn khí bị tổn thương.

  • Không thường xuyên rửa tay.

  • Đến khu vực công cộng đông người, tiếp xúc với nhiều người.

  • Nạo VA hay cắt bỏ amidan.

  • Hút thuốc lá.

  • Hệ miễn dịch suy giảm do một vài căn bệnh, dùng thuốc, phẫu thuật ghép tạng,…

2. Triệu chứng viêm đường hô hấp trên

Các triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp trên gồm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, đau khi nuốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, sốt. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng ít gặp hơn gồm: khó thở, đau nhức vùng xoang, ngứa mắt, chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khàn tiếng.

Phần lớn các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp sẽ kéo dài khoảng 3-14 ngày hoặc dài hơn nếu bệnh nghiêm trọng, gây viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

Viêm đường hô hấp trên cấp tính

Viêm đường hô hấp trên cấp tính thường diễn ra đột ngột, khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi như ăn kem, uống nước đá vào ban đêm…

Những triệu chứng thường gặp khi phát bệnh gồm:

  • Sốt (có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm cảm giác rét run)
  • Chảy nước mũi (phổ biến ở trẻ nhỏ)
  • Hắt hơi
  • Đau họng khi ăn, uống nước
  • Ho (có thể ho húng hắng hoặc ho liên tục tùy thời điểm)

Viêm đường hô hấp trên mạn tính

Viêm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh kéo dài và có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính.

Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính gồm:

  • Rát họng.
  • Ho.
  • Cảm giác vướng trong họng khi nuốt.
  • Chảy nước mũi ở 1 hoặc cả 2 bên mũi. Nếu bệnh nhân bị VA mạn tính do trực khuẩn mủ xanh, dịch nhầy ở mũi sẽ có màu xanh.
  • Thở bằng miệng, ngủ ngáy (thường gặp ở trẻ nhỏ).
  • Viêm xoang, đau nhức đầu (thường gặp ở người trưởng thành).

3. Đối tượng gây viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên thường xảy ra ở các đối tượng sau:

  • Khoang mũi, đường dẫn khí bị tổn thương.
  • Vệ sinh kém, không thường xuyên rửa tay, nhất là khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh.
  • Thường xuyên đến những khu vực đông đúc, có nguy cơ nhiễm bệnh cao như trường học, khu vui chơi…
  • Nạo VA, cắt bỏ amidan.
  • Hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi.
  • Mắc các bệnh lý gây suy giảm, rối loạn hệ miễn dịch: HIV, đã từng phẫu thuật ghép tạng…
  • Sinh sống ở khu vực có khí hậu nóng ẩm…

Viêm đường hô hấp thường xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ quan, bệnh chuyển biến nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy giảm trí nhớ, nhiễm trùng ổ mắt, giảm thị lực, tắc mạch xoang hoang, viêm não, viêm thanh quản, áp xe họng, nhiễm trùng huyết…

Vì vậy khi gặp các triệu chứng trên hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 

Phòng khám Tai Mũi Họng PGS. Trần Anh là nơi tụ họp của các bác sĩ giỏi chuyên môn và tâm huyết với nghề với nhiều năm kinh nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám.

——————————-

🏥 PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG PGS TRẦN ANH

⏰ Giờ làm việc:

👉 Thứ 2- thứ 6: 16h30 – 20h00

👉 Thứ 7 – Chủ Nhật: Sáng: 8h30-11h00 | Chiều: 14h30 – 20h00

➡ Địa chỉ: số 75 ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội

☎ Đặt lịch và Chăm sóc khách hàng: 0383309896 – 0394946316

👨‍⚕️ Để nghe tư vấn về các bệnh lý Tai Mũi Họng và phương pháp điều trị: PGS.TS.BS Phạm Trần Anh : 0913526370 – 0988362616

🪩 https://taimuihonghanoi.vn/